Trang chủ / Văn bản PL / Xử lý tình trạng trốn nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn như thế nào?

Xử lý tình trạng trốn nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn như thế nào?

Cấp dưỡng cho con sau ly hôn là nghĩa vụ bắt buộc của cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, trong thực tế, không ít người tìm cách né tránh, trì hoãn hoặc cố tình trốn nghĩa vụ này, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của con trẻ và gây bức xúc cho người còn lại. Vậy cần phải làm gì nếu gặp tình trạng này, hãy cùng TACO tìm hiểu nhé.

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng là gì?

Theo Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho con chưa thành niên đến khi đủ 18 tuổi, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.  Mức cấp dưỡng có thể do hai bên thỏa thuận hoặc do Tòa án quyết định căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của con.

2. Những hành vi thường gặp của việc trốn cấp dưỡng

  • Không tự nguyện thực hiện sau khi tòa án ra quyết định.
  • Cố tình giấu địa chỉ, thay đổi nơi ở, nơi làm việc để tránh thực hiện nghĩa vụ.
  • Chuyển nhượng tài sản, không khai báo thu nhập, gây khó khăn trong việc thi hành án.
  • Lợi dụng việc không có ràng buộc, không giám sát chặt chẽ để né tránh.

3. Pháp luật xử lý ra sao?

3.1. Yêu cầu thi hành án dân sự

Nếu người có nghĩa vụ không tự nguyện cấp dưỡng, người được cấp dưỡng có quyền:
  • Làm đơn yêu cầu thi hành án gửi Cục/Chi cục Thi hành án dân sự.
  • Cơ quan thi hành án sẽ tiến hành các biện pháp cưỡng chế, phong tỏa tài sản, trích lương,...

3.2. Xử phạt hành chính

Theo Theo Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng nếu không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đã được Tòa án quyết định.

3.3. Xử lý hình sự

Trong trường hợp người trốn nghĩa vụ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, có thể bị truy cứu:
  • Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo Điều 186 Bộ luật Hình sự.
  • Mức phạt: Cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù đến 2 năm.

4. Người bị trốn cấp dưỡng cần làm gì?

  • Tập hợp giấy tờ pháp lý: Bản án/Quyết định ly hôn có ghi nghĩa vụ cấp dưỡng.
  • Xác định nơi ở, nơi làm việc, tài sản của người có nghĩa vụ để thi hành án dễ hơn.
  • Làm đơn yêu cầu thi hành án dân sự kèm tài liệu liên quan.
Việc trốn cấp dưỡng không chỉ là hành vi trái đạo đức mà còn vi phạm pháp luật. Phụ huynh trực tiếp nuôi con nên chủ động nắm rõ quyền lợi của mình, đừng ngần ngại sử dụng công cụ pháp lý để bảo vệ con cái. Nếu bạn đang gặp tình trạng trên và muốn được tư vấn xử lý dứt điểm vụ việc, hãy liên hệ với chúng tôi qua Website: https://luattaco.vn hoặc hotline 0977 321 388 để được hỗ trợ hiệu quả và nhanh chóng nhất.  

Chia sẻ

Bài viết liên quan

Hồ Sơ Bị “Ngâm” Hàng Tháng, Hàng Năm? Đây Là Cách Bạn Cần Làm Ngay!

Bạn đang “đau đầu” vì hồ sơ xin cấp sổ đỏ, đăng ký kinh doanh, hay bất kỳ thủ tục hành chính nào khác bị…

19/06/2025

Những rủi ro khi mua đất qua vi bằng – cần lưu ý gì?

Mục lục Toggle 1. Vi bằng là gì?2. Rủi ro khi mua đất qua vi bằng2.1. Không có giá trị pháp lý trong chuyển nhượng…

05/06/2025

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CÓ BẮT BUỘC PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG?

Mục lục Toggle 1. Cơ sở pháp lý về nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội2. Những trường hợp bắt buộc phải đóng BHXH3. Mức…

05/06/2025