Hàng xóm lấn chiếm đất – Cách xử lý theo luật đất đai mới nhất
Lấn chiếm đất đai giữa hàng xóm là tình huống không hiếm gặp trong thực tế, đặc biệt là ở những khu vực chưa có ranh giới rõ ràng hoặc chưa được cấp sổ đỏ. Việc xử lý tình trạng này đòi hỏi người dân phải nắm rõ quyền sử dụng đất của mình và tuân thủ đúng trình tự pháp luật.
1. Như thế nào là hành vi lấn chiếm đất?
Theo quy định tại Luật đất đai 2024, lấn chiếm đất là:- Lấn đất:
- Chiếm đất:
2. Các bước xử lý khi bị hàng xóm lấn chiếm đất
Bước 1: Hòa giải tại chỗ
Đầu tiên, bạn nên trao đổi, thương lượng trực tiếp với hàng xóm để tránh xung đột leo thang. Nếu không thành, bạn thực hiện theo các bước tiếp sau đây:Bước 2: Gửi đơn khiếu nại đến UBND xã/phường
Nộp đơn khiếu nại hoặc phản ánh hành vi lấn chiếm đến UBND cấp xã/phường nơi có đất đang xảy ra tranh chấp. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành:- Xác minh hiện trạng đất.
- Đo đạc, lập biên bản làm việc với các bên.
- Tổ chức hòa giải theo quy định.
Bước 3: Khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Bạn có thể khởi kiện tranh chấp đất đai tại TAND nơi có bất động sản. Hồ sơ khởi kiện gồm:- Đơn khởi kiện.
- Giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất.
- Biên bản hòa giải không thành tại UBND xã (nếu có).
- Các bằng chứng kèm theo.

3. Mức xử phạt hành vi lấn chiếm đất
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi lấn đất hoặc chiếm đất. Theo đó, mức xử phạt hành vi lấn đất hoặc chiếm đất gồm có như sau:- Phạt tiền: từ 2 triệu – 50 triệu đồng tùy theo mức độ và loại đất bị lấn chiếm.
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu: trả lại phần đất đã lấn chiếm. (bao gồm cả việc khôi phục lại ranh giới và mốc giới thửa đất), trừ trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thuộc trường hợp được tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 139 Luật Đất đai.
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
- Không được cấp sổ đỏ nếu đất đang tranh chấp hoặc lấn chiếm bất hợp pháp.