Công ty không hoạt động nhưng vẫn tồn tại – có cần giải thể không?
Nhiều doanh nghiệp sau khi thành lập gặp khó khăn, không hoạt động kinh doanh nhưng vẫn giữ công ty mà không tiến hành giải thể. Vậy trong trường hợp này, doanh nghiệp có bắt buộc phải giải thể không? Nếu không giải thể thì có bị xử phạt gì không? Hãy cùng TACO tìm hiểu ngay!
1.Công ty không hoạt động nhưng không giải thể có được không?
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, nếu doanh nghiệp không hoạt động nhưng vẫn duy trì đăng ký kinh doanh thì không bắt buộc phải giải thể ngay, nhưng phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý như:- Nộp báo cáo thuế định kỳ;
- Nộp các loại thuế phát sinh (nếu có);
- Thông báo tình trạng hoạt động với cơ quan quản lý thuế.
2. Rủi ro nếu không giải thể công ty nhưng vẫn bỏ không
Nếu công ty không hoạt động nhưng vẫn tồn tại trên hệ thống đăng ký kinh doanh, bạn có thể đối mặt với các rủi ro pháp lý sau:a. Bị khóa mã số thuế, cưỡng chế đóng doanh nghiệp:
Nếu không nộp tờ khai thuế trong 2 kỳ liên tiếp, cơ quan thuế sẽ xem xét đóng mã số thuế của doanh nghiệp. Nếu tiếp tục không hoạt động, Sở Kế hoạch & Đầu tư có thể ra quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh.b. Bị xử phạt vi phạm hành chính:
Theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP, nếu công ty không nộp báo cáo thuế, không đóng thuế đúng hạn có thể bị phạt:- Phạt từ 10 – 15 triệu đồng nếu không nộp báo cáo thuế;
- Phạt từ 15 – 25 triệu đồng nếu không đóng thuế môn bài dù không hoạt động.
- Chủ doanh nghiệp có thể bị cấm thành lập công ty mới: Nếu công ty bị cưỡng chế thu hồi giấy phép, người đại diện pháp luật có thể bị đưa vào danh sách hạn chế và không được đứng tên thành lập doanh nghiệp mới.
3. Thủ tục giải thể công ty
Thời gian giải thể: từ 30 – 90 ngày tùy theo tình trạng thuế của doanh nghiệp.- Bước 1: Nộp hồ sơ quyết định giải thể tại Sở Kế hoạch & Đầu tư;
- Bước 2: Quyết toán thuế, đóng mã số thuế tại cơ quan thuế;
- Bước 3: Thanh lý tài sản và hoàn thành nghĩa vụ tài chính;
- Bước 4: Trả con dấu, hoàn tất thủ tục tại Phòng Đăng ký kinh doanh.