Trang chủ / Văn bản PL / Văn bản pháp luật / Bị người khác dùng nhãn hiệu đã đăng ký – Làm sao để bảo vệ quyền lợi?

Bị người khác dùng nhãn hiệu đã đăng ký – Làm sao để bảo vệ quyền lợi?

Chị M, Hà Nội hỏi: “Tôi đã đăng ký nhãn hiệu và được cấp Giấy chứng nhận bảo hộ. Tuy nhiên gần đây, tôi phát hiện có một số cửa hàng lại sử dụng tên thương hiệu tương tự hoặc gần như y hệt nhãn hiệu của tôi để kinh doanh. Tôi cần phải làm gì?”

1. Các dấu hiệu bị xâm phạm nhãn hiệu

Việc sử dụng trái phép nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, được quy định tại: Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2022), Theo khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, những hành vi sử dụng nhãn hiệu mà không được sự cho phép của chủ sở hữu được coi là sử dụng trái phép nhãn hiệu, bao gồm:
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ...

2. Cách thức bảo vệ quyền lợi

Khi phát hiện hành vi xâm phạm, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

Bước 1: Thực hiện giám định sở hữu trí tuệ

Theo khoản 1 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  • Mục đích giám định:
Giám định sở hữu trí tuệ không phải là thủ tục bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Mục đích của việc giám định là xác định xem có hay không hành vi vi phạm việc sử dụng nhãn hiệu trái phép.
  • Người có quyền giám định:
Căn cứ khoản 3 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, chủ sở hữu nhãn hiệu và các cá nhân khác có liên quan có quyền yêu cầu giám định về sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Giám định sở hữu trí tuệ là bước nên làm trước khi chính thức tiến hành các biện pháp xử lý vi phạm.

Bước 2: Gửi văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sau khi đã phát hiện hành vi sử dụng nhãn hiệu trái phép hoặc đã có kết luận giám định sở hữu trí tuệ, tổ chức, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể gửi thông báo yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại đến tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm. Đề nghị gỡ bỏ logo, thương hiệu đang sử dụng trái phép trên sản phẩm, website, mạng xã hội,...Việc thông báo này được thể hiện bằng văn bản.

Bước 3: Khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền

Trường hợp gửi thông báo đến tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nhưng họ vẫn không chấm dứt hành vi vi phạm thì bạn có thể gửi đơn tố cáo, khiếu nại đến:
  • Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Cục Sở hữu trí tuệ
  • Cơ quan quản lý thị trường, Công an kinh tế
 Hồ sơ yêu cầu xử lý như sau:
  • Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm
  • Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền
  • Chứng cứ chứng minh xâm phạm
  • Văn bản uỷ quyền (nếu có)

Bước 4. Khởi kiện tại Tòa án

Theo khoản 4 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thì chủ sở hữu nhãn hiệu có thể gửi đơn khởi kiện ra Toà án về hành vi sử dụng nhãn hiệu trái phép của tổ chức, cá nhân khác hoặc khởi kiện ra Trọng tài thương mại (nếu các bên tranh chấp có thoả thuận bằng văn bản). Theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu khi khởi kiện dân sự yêu cầu:
  • Chấm dứt hành vi vi phạm
  • Bồi thường thiệt hại thực tế
  • Công khai xin lỗi, cải chính thông tin.

Bước 5. Chế tài áp dụng

Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể yêu cầu xử lý hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ và tính chất vụ việc, người vi phạm có thể: 
  • Phạt hành chính từ 10 - 140 triệu đồng, buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm.
  • Nếu hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm, có thể xử lý hình sự theo Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015.

Lưu ý:

  • Bạn chỉ có thể bảo vệ quyền lợi khi đã đăng ký nhãn hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ.
  • Nếu chưa đăng ký nhãn hiệu, cần thực hiện ngay để tránh rủi ro bị người khác đăng ký trước.
Việc bị người khác xâm phạm nhãn hiệu đã đăng ký không chỉ ảnh hưởng đến thương hiệu mà còn gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Chủ sở hữu cần hành động kịp thời bằng các biện pháp pháp lý phù hợp để bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu bạn có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ Website: https://luattaco.vn hoặc hotline 0977 321 388 để được tư vấn chi tiết!

Chia sẻ

Bài viết liên quan

CHI TIẾT VỀ RÚT BẢO HIỂM XÃ HỘI 1 LẦN THEO LUẬT BHXH MỚI 2024

Khi bạn đã tham gia đóng BHXH 1 thời gian nhất định thì có thể rút luôn 1 cục tiền của tất cả quá trình…

20/05/2025

Bị người khác dùng nhãn hiệu đã đăng ký – Làm sao để bảo vệ quyền lợi?

Chị M, Hà Nội hỏi: “Tôi đã đăng ký nhãn hiệu và được cấp Giấy chứng nhận bảo hộ. Tuy nhiên gần đây, tôi phát…

15/04/2025

Hướng dẫn hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

Khi doanh nghiệp có sự thay đổi về tên, địa chỉ, ngành nghề, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật,… thì cần làm…

24/03/2025