Trang chủ / Văn bản PL / Góc Tư vấn / Người lao động được hưởng những chế độ gì khi ký hợp đồng thử việc?

Người lao động được hưởng những chế độ gì khi ký hợp đồng thử việc?

Thử việc là giai đoạn quan trọng để người lao động và doanh nghiệp đánh giá sự phù hợp trước khi ký hợp đồng chính thức. Tuy nhiên, trong thời gian thử việc, người lao động có được hưởng quyền lợi như hợp đồng chính thức không? Có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Hãy cùng TACO tìm hiểu ngay!

1. Quy định về hợp đồng thử việc

a. Theo Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng thử việc có những điểm chính sau:
  • Không bắt buộc thử việc, trừ khi hai bên thỏa thuận;
  • Chỉ áp dụng 1 lần cho mỗi công việc.
b.Thời gian thử việc tối đa:
Thời gian thử việc được quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019 do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc, phải bảo đảm điều kiện sau đây:
  • 6 tháng với chức danh quản lý;
  • 60 ngày với công việc yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật cao;
  • 30 ngày với công việc có chuyên môn trung cấp, kỹ thuật;
  • 6 ngày với công việc lao động phổ thông.
c. Lương thử việc:
Tối thiểu 85% mức lương chính thức ( quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2019)

2. Chế độ mà người lao động được hưởng khi thử việc

a. Tiền lương trong thời gian thử việc
Người lao động được hưởng ít nhất 85% mức lương chính thức theo quy định của doanh nghiệp. Lương thử việc phải được trả đúng hạn, không được chậm hoặc giữ lương.
b. Chế độ bảo hiểm xã hội
Người lao động không bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) khi thử việc, vì hợp đồng thử việc không được coi là hợp đồng lao động chính thức. Tuy nhiên, nếu hợp đồng thử việc đi kèm hợp đồng lao động chính thức, người lao động vẫn phải tham gia BHXH ngay từ khi ký hợp đồng thử việc. Lưu ý: Một số công ty có chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm trong thời gian thử việc, tùy thỏa thuận giữa hai bên.
c. Nghỉ phép, nghỉ lễ có hưởng lương
Người lao động thử việc vẫn được nghỉ các ngày lễ, Tết theo quy định (mùng 2/9, 30/4 – 1/5, Tết Nguyên đán,...) và vẫn được hưởng lương thử việc. Nếu làm việc vào ngày lễ, người lao động phải được trả tối thiểu 300% lương theo quy định.
d. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
Người lao động có quyền nghỉ ngang mà không cần báo trước, trừ khi hợp đồng thử việc có thỏa thuận khác. Doanh nghiệp có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc nếu người lao động không đạt yêu cầu, nhưng phải thông báo trước.
e. Quyền lợi khác (tùy công ty)
Một số công ty có chính sách hỗ trợ thử việc tốt như: Hưởng phụ cấp ăn trưa, xăng xe, điện thoại; được tham gia đào tạo, huấn luyện chuyên môn; được hưởng thưởng doanh số, KPI nếu có đóng góp tốt.
Trên đây là bài viết của LUẬT TACO về quyền lợi của người lao động khi tham gia hợp đồng thử việc. Mọi thắc mắc pháp lý, vui lòng liên hệ Tổng đài Luật sư 0977 321 388 được tư vấn và hỗ trợ.
     

Chia sẻ

Bài viết liên quan

Những rủi ro khi mua đất qua vi bằng – cần lưu ý gì?

Mục lục Toggle 1. Vi bằng là gì?2. Rủi ro khi mua đất qua vi bằng2.1. Không có giá trị pháp lý trong chuyển nhượng…

29/03/2025

Nhà ở xã hội: có được sang tên không? điều kiện & thủ tục mới nhất

Mục lục Toggle 1. Nhà ở xã hội là gì?2. Quy định về việc sang tên nhà ở xã hội3. Điều kiện để sang tên…

27/03/2025

Làm sao để con nhập tịch Việt Nam có bố là người nước ngoài sau khi ly hôn?

Hỏi: Tôi muốn hỏi luật sư việc như sau: Chồng tôi là người Malaysia, tôi là người Việt Nam, chúng tôi có đăng ký kết…

26/03/2025